Chứng chỉ bảo mật SSL vô cùng quan trọng trong quản lý mạng hiện nay. Vậy bảo mật SSL là gì? Chúng hoạt động trên nguyên tắc nào? Lợi ích khi sử dụng SSL là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của chứng chỉ bảo mật SSL qua những thông tin quan trọng dưới đây.
Mục Lục
Bảo mật SSL là gì?
Khái quát về SSL
SSL là tên viết tắt của Secure Sockets Layer, đây là một tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên phạm vi toàn cầu. SSL được sử dụng cho hầu hết các trang website trong các giao dịch trực tuyến, kết nối giữa trình duyệt của khách hàng và máy chủ của website.
Trong quá trình kết nối ấy, tất cả các dữ liệu trao đổi giữ trình duyệt và máy chủ sẽ được đảm bảo an toàn và có tính bảo mật cao.
Chương trình quan trọng của internet, bảo vệ trình duyệt.
Chứng chỉ SSL hiện được hoạt động trên hai giao thức con là: SSL Record và SSL Handshake. SSL record sẽ xác định định dạng để truyền dữ liệu còn SSl Handshake sẽ trao đổi thông tin giữa server và client khi lần đầu thiết lập kết nối SSL.
Khi SSL được cài đặt và hoạt động trên website, khi khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác minh được độ tin cậy của web, đảm bảo tất cả thông tin trao đổi sẽ được mã hoá và bảo mật an toàn. Dữ liệu trao đổi đều được tách rời và có tính riêng tư cao.
Chức năng chính của bảo mật SSL
SSL sau khi được cài đặt vào website sẽ tự động thực hiện những chức năng chính dưới đây để đảm bảo bảo mật dữ liệu:
- Thực hiện xác thực server: SSL sẽ giúp người dùng xác thực server muốn kết nối. Khi đó Browser sẽ chạy các chương trình mã hóa công khai để các định Certificate, public ID của Server. Đảm bảo giá trị của ID truy cập và CA có đáng tin cậy hay không. Sau đó mới tiến hành trao đổi dữ liệu.
Bảo mật thông tin tuyệt đối giữa hai chiều
- Thực hiện xác thực Client: Với quá trình này SSL sẽ cho phép phía server xác thực thông tin của người sử dụng muốn kết nối đến website.
- Thực hiện mã hoá các kết nối: Thông tin truyền giữa người dùng và website (server và client) sẽ được SSL mã hóa trên đường truyền để tăng khả năng bảo mật. Đặc biệt khi tiến hành trao đổi các thông tin, giao dịch mang tính riêng tư. Bên cạnh đó, những dữ liệu được gửi trên kết nối SSL còn được bảo vệ thông qua cơ chế tư nhận biết các xáo trộn và thay đổi thông tin.
SSL do ai cung cấp?
Chứng chỉ SSL được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới. Sau khi CA xác minh thông tin về chủ thể website đăng ký SSL thì mới cung cấp SSL cho website. Từ đó mang lại mức độ tin tưởng cao cho người dùng internet.
CA là tổ chức chuyên phát hành các giấy tờ chứng thực cho các loại chứng thư số cho người dùng, cho doanh nghiệp, cho máy chủ (server), mã code và phần mềm. CA đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên chủ website và người dùng tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn, bảo mật tuyệt đối.
Lợi ích của SSL đối với website
Hệ thống bảo mật SSL mang đến cho website của các công ty, doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực. Những lợi ích tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết đối với mỗi một chủ doanh nghiệp sở hữu website của riêng mình:
SSL mang đến sự tin cậy
Khi website đã được cài đặt SSL, trình duyệt website khi khách truy cập vào sẽ có biểu tượng màu xanh lá ở góc trái thanh địa chỉ web. Khi có biểu tượng này người dùng sẽ được bảo mật kết nối và đó là một kết nối an toàn. Khi đó, người dùng sẽ tin tưởng, sử dụng và mua hàng trên website nhiều hơn.
Biểu tượng trình duyệt an toàn
Bên cạnh đó, khi website có SSL bảo vệ, các hacker sẽ không thể tấn công, lừa lấy thông tin khách hàng cũng như lừa đảo khách hàng của bạn.
SSL mã hóa thông tin nhạy cảm, có tính riêng tư
Ngày nay, khi internet phát triển, các website sử dụng SSL cũng tăng lên nhanh chóng. Các giao dịch ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử,…cũng được sử dụng phổ biến. Khi có SSL những thông tin riêng tư và nhạy cảm hoàn toàn được bảo vệ.
SSL cung cấp thông tin xác thực
Khi giao tiếp bằng internet, người dùng sẽ gửi mọi thông tin qua đường truyền mạng. Vì thế, có nhiều địa chỉ website sẽ là website giả mạo để lấy cắp thông tin cá nhân. SSL giúp cho người dùng gửi thông tin đến đúng địa chỉ cần gửi. Không bị đánh cắp thông tin.
SSL bảo vệ PCI Compliance
Sử dụng SSL compliance chính là một trong những điều kiện để người dùng được chấp nhận thông tin trên thẻ tín dụng. Bởi nếu không có SSL, người dùng sẽ phải thực hiện nhiều cuộc kiểm tra để chứng minh mình đang tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán thẻ tín dụng.
SSL thúc đẩy SEO
SSL hiện nay trở thành một trong những tiêu chí xếp hạng website. Nếu website có SSL sẽ được ưu tiên hơn so với những trang web còn lại.