Cả Access Point và Router đều có hỗ trợ kết nối mạng wifi và thực hiện những chức năng tương tự. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều người có sự nhầm lẫn về hai thiết bị này. Cùng Digitech JSC tìm hiểu Acesspoint là gì? Đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa chúng để giúp bạn có thể phân biệt nó rõ ràng trong bài viết sau nhé.
Nội dung chính của bài viết
Acesspoint là gì?
Access Point ( viết tắt là AP) hay còn gọi là điểm truy cập, là một thiết bị mạng có chức năng tạo ra mạng không dây cục bộ (WLAN). Nó cho phép các thiết bị như điện thoại, máy tính và máy tính bảng kết nối với Internet thông qua sóng Wi-Fi. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về Access Point.
Access Point thường có thiết kế nhỏ gọn và dễ lắp đặt, có thể gắn vào tường hoặc trần nhà. Nhiều thiết bị AP hiện nay được thiết kế với khả năng chống bụi và chịu được môi trường khắc nghiệt, giúp nâng cao độ bền của sản phẩm.
Chức năng của Access Point
Access Point có các chức năng chính như sau:
- Tạo mạng không dây: Access Point chuyển đổi kết nối có dây từ mạng LAN thành kết nối không dây, cho phép nhiều người dùng truy cập Internet trong cùng một khu vực.
- Kết nối giữa các mạng: AP đóng vai trò như một cầu nối giữa mạng WLAN và mạng dây cố định, cho phép các thiết bị không dây liên kết với hệ thống mạng có dây.
- Mở rộng vùng phủ sóng: Access Point có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng của mạng, giúp người dùng duy trì kết nối khi di chuyển trong khu vực được phủ sóng.
Nguyên lý hoạt động Access Point
Access Point hoạt động chủ yếu qua hai chế độ:
- Chế độ cầu nối (Bridge Mode): AP nhận và truyền dữ liệu, kết nối các đoạn mạng khác nhau lại với nhau, tạo thành một hệ thống mạng không dây liền mạch.
- Chế độ lặp lại (Repeater Mode): Trong chế độ này, Access Point lặp lại tín hiệu từ modem hoặc router, mở rộng phạm vi phủ sóng Wi-Fi.
- Access Point được sử dụng phổ biến trong các môi trường như văn phòng, khách sạn, nhà hàng và các tòa nhà lớn nhằm cung cấp dịch vụ Internet không dây cho nhiều người dùng cùng lúc mà không làm giảm tốc độ kết nối.
Tóm lại, Access Point là một phần quan trọng trong hạ tầng mạng không dây, giúp mở rộng khả năng kết nối và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Phân biệt sự khác nhau giữa Access Point và Router
1. Về chức năng
- Hầu hết các wireless router đều được tích hợp luôn chức năng của một AP không dây, roruter ethernet cùng tường lửa cơ bản và ethernet switch nhỏ. Trong khi điểm truy cập không dây thường là một thành phần có sẵn trong các thiết bị như router hay wifi extender. Nói cách khác, router không dây có thể hoạt động như điểm truy cập không dây nhưng không phải tất cả các access point đều có thể hoạt động như router.
- Cụ thể hơn, router không dây đóng vai trò như ethernet hub giúp thiết lập mạng cục bộ bằng việc liên kết cùng thực hiện quản lý tất cả những thiết bị được kết nối với nó.
- Trong khi đó, access point (AP) chỉ là một thiết bị phụ trong mạng cục bộ nhằm cung cấp quyền truy cập vào mặt đã được thiết lập của router. Vì vậy, quản trị viên có thể sử dụng router không dây trong thay đổi cài đặt mạng nhưng điểm truy cập không dây không được trang bị tính năng này.
2. Về kết nối
- Không thể thực hiện kết nối AP không dây với modem. Thông thường sẽ có một bộ chuyển mạch hay router được dùng làm trung gian. Còn với router không dây có thể được kết nối trực tiếp với modem để internet dial-up nhờ vào chức năng broadband dial-up.
3. Về độ phủ sóng
- Đôi khi, tín hiệu mạng wifi sẽ yếu và sẽ xuất hiện một số điểm chết khi có vùng phủ sóng mà router không thể tiếp cận được. Để khác phục tình trạng này, người ta thêm điểm truy cập không dây vào những nơi có điều kiện mạng xấu, giúp loại bỏ điểm chất và mở rộng mạng không dây.
4. Về ứng dụng
- Các router không dây thường dùng để phục vụ cho các hộ gia đình hay văn phòng hoặc tổ chức nhỏ, chúng có thể đáp ứng dễ dàng nhu cầu truy cập cố định, vừa phải. Tuy nhiên, thiết bị này không thế mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu mạng gia tăng trong tương lai.
- Đối với AP không dây, chúng được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp cùng tổ chức có quy mô từ vừa đến lớn, nhiều loại access point được dùng để hỗ trợ lượng lớn người dùng. Không giống như router, các nhà quản lý mạng có thể tiến hành thêm những AP bổ sung khi có nhu cầu tăng lên, để bao phủ một khu vực vật lý rộng lớn hơn.
***Tham khảo thêm sự khác nhau giữa router Cisco và switch Cisco