Trong bối cảnh mạng internet ngày càng phát triển, phổ biến rộng khắp đem đến sự kết nối toàn cầu nhưng cũng mở ra nhiều mối nguy đến từ thế giới mạng. Tác dụng của tường lửa là giúp máy tính ngăn chặn những thành phần có thể gây nguy hiểm cho máy tính của người dùng.
Mời bạn cùng Digitechjsc tìm hiểu thêm về tường lửa cũng như những tác dụng của tường lửa qua bài viết.
Mục Lục
Tường lửa là gì?
Tường lửa (firewall) là hệ thống bảo mật có vai trò giám sát, kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi trên máy tính hoặc một mạng cục bộ. Nói đơn giản, tường lửa được thiết lập như một rào cản giữa máy tính /một mạng cục bộ đáng tin cậy với mạng bên ngoài không tin cậy, giúp bảo vệ mạng nội bộ an toàn khỏi những đe dọa bảo mật trên mạng internet bên ngoài.
Trên các máy tính hệ điều hành windows thường có tích hợp sẵn hệ thống tường lửa gọi là Windows Firewall, kích hoạt theo mặc định. Bạn có thể chủ động tắt/bật hệ thống tường lửa này theo mong muốn. Tác dụng của tường lửa là gì hãy tìm hiểu bên dưới nhé.
Xem thêm:
hướng dẫn tắt tường lửa win 7
nên mua modem wifi hay router wifi
Tác dụng của tường lửa là giám sát, kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi trên máy tính hoặc một mạng cục bộ.
Bên cạnh đó, tường lửa có thể là firewall cứng hoặc firewall mềm. Thiết bị tường lửa không chỉ xác định ra các quy tắc ngăn chặn một số thiết lập địa chỉ IP/ cổng/ giao thức mà còn có các quy tắc truy cập các dịch vụ khác nhau.
Cụ thể, tường lửa có thể cung cấp các dịch vụ sau
- Kiểm soát dịch vụ:
Tường lửa sẽ xác định các loại dịch vị internet có thể truy cập gửi đến hoặc gửi đi. Ví dụ: nhiều công ty không cho phép truy cập Gmail hay Facebook thông qua mạng wifi công ty vì tường lửa giữ kiểm tra trên mạng đi.
- Điều khiển hướng:
Tường lửa xác định các hướng theo các yêu cầu dịch vụ cụ thể được phép truyền qua hay không.
- Kiểm soát người dùng:
Tường lửa sẽ điều khiển việc truy cập vào một dịch vụ nào đó của người dùng. Tính năng này thường được áp dụng bên trong mạng người dùng cục bộ hoặc một lưu lượng nhất định lượng truy cập từ người dùng bên ngoài.
Ví dụ: nhiều công ty thực hiện chính sách lọc nội dung web của những nhân viên thuộc bộ phận cụ thể. Cùng một trang web nhưng quản lý có thể có quyền truy cập nhưng thực tập sinh thì không được cấp quyền.
- Kiểm soát hành vi:
Tường lửa cho phép kiểm soát các dịch vụ mạng được phép sử dụng. Ví dụ, tường lửa có thể lọc mail rác, cho phép bên ngoài chỉ được phép truy cập một phần thông tin trên máy chủ web cục bộ.
Tác dụng của tường lửa đa dạng cho phép kiểm soát và bảo mật thông tin hiệu quả
Tác dụng của bức tường lửa (firewall) là gì ?
Tường lửa có vai trò quan trọng với hệ thống máy tính. Cụ thể như sau:
- Tường lửa ngăn chặn các truy cập trái phép vào mạng nội bộ. Nói các khác, tường lửa hoạt động như “người gác dữ liệu”. Khi phát hiện bất cứ sự truy cập trái phép nào, nó sẽ ngăn chặn, không cho traffics đó tiếp cận tới máy tính hoặc mạng nội bộ của bạn.
- Tường lửa giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng
- Tường lửa lọc thông tin kết nối vào mạng hay máy tính cá nhân, giúp dễ dàng kiểm soát các kết nối vào website, hạn chế các kết nối không mong muốn.
- Tường lửa có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng thông qua thiết lập các chính sách bảo mật phù hợp.
Có những loại tường lửa nào?
Các loại firewall hiện có hai loại tường lửa cơ bản. Đó là tường lửa bảo vệ an ninh cho máy tính cá nhân/mạng cục bộ khỏi bị xâm nhập, tấn công từ bên ngoài và tường lửa ngăn chặn do nhà cung cấp internet thiết lập ngăn không cho máy tính truy cập tới một số máy chủ hoặc trang web nhất định. Tác dụng của tường lửa này là tường lửa bảo vệ cục bộ có mục đích kiểm duyệt internet.
Ngoài ra, còn có cách phân loại thành tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm.
Tường lửa phần cứng
Là bộ định tuyến hoặc bất cứ thiết bị bảo mật nào đặt giữ PC và mạng bên ngoài có chức năng như hệ thống bảo mật giúp ngăn chặn và làm chậm sự lây lan của phần mềm độc hại hoặc virus trong hệ thống.
Tường lửa phần cứng sử dụng phần cứng chuyên dụng riêng do đó có thể xử lý lượng dữ liệu lớn với hàng triệu kết nối, hiệu suất cao. Những thương hiệu cung cấp tường lửa phần cứng nổi tiếng như Cisco, Fortigate, ASA, Juniper…
Tường lửa phần mềm
Tường lửa được cài đặt trực tiếp trên PC của bạn như các phần mềm thông thường. Tác dụng của tường lửa phần mềm này là:
- Ẩn, bảo vệ địa chỉ mạng nội bộ của bạn
- Theo dõi lưu lượng dữ liệu vào và ra
- Ẩn đi PC của bạn để bảo vệ lưu lượng truy cập trái phép
- Bảo vệ thông tin bí mật trên máy tính của bạn khỏi những người không được phép truy cập.
- Cảnh báo về những lưu lượng truy cập đáng ngờ/ các mối đe dọa.
Tác dụng của tường lửa giống như “người gác dữ liệu” giúp ngăn chặn những truy cập trái phép vào máy tính hay mạng cục bộ
***Xem thêm: Hướng dẫn cách tắt tường lửa google chrome
Các kiến trúc tường lửa cơ bản
Có 3 kiến trúc tường lửa cơ bản là bộ lọc gói, kiểm tra trạng thái và proxy ủy quyền.
Bộ lọc gói
Mỗi gói dữ liệu đến (hoặc đi) tại bộ lọc tường lửa được so sánh theo những quy tắc nhất định trước khi chuyển tiếp. Nếu đúng quy tắc/ tiêu chí, gói dữ liệu được chuyển tiếp, nếu không sẽ bị chặn lại.
Quy tắc cho gói có thể gồm: IP nguồn hoặc IP đích, cổng nguồn/ cổng đích, các giao thức dịch vụ được phép.
Mỗi đơn vị/công ty có thể tùy chỉnh các tiêu chí riêng.
Tuy nhiên, tường lửa bộ lọc gói thường dễ bị tấn công để tận dụng lỗ hổng trong đặc tả TCP. Nếu kẻ xâm nhập giả mạo IP thì tường lửa gói thường khó phát hiện.
Kiểm tra trạng thái
Đây là bộ lọc tường lửa giúp bổ sung và duy trì trạng thái của các kết nối, ngăn chặn những gói dữ liệu lệch với trạng thái lý tưởng. Nếu kẻ tấn công tạo gói giả mạo một phần kết nối được thiết lập, tường lửa kiểm tra trạng thái sẽ xác minh rằng nó là một phần kết nối đã được liệt kê và phát hiện ra nó đã được thiết lập có nghĩa ai đó đang cố gắng truy cập trái phép và loại bỏ.
Tác dụng của tường lửa kiểm tra trạng thái là xác minh nhanh chóng những cố gắng truy cập trái phép vào hệ thống và loại bỏ.
Proxy ủy quyền
Tường lửa sử dụng kiến trúc này chứa tác nhân proxy hoạt động như trung gian giữa 2 máy chủ. Proxy giúp hai máy chủ giao tiếp nhưng không cho phép kết nối trực tiếp giữa chúng. Mỗi kết nối thành công bản chất là hai kết nối riêng biệt: máy khách với máy chủ proxy và máy chủ proxy và máy truy cập đích thực.
Do chỉ liên lạc qua đại lý proxy nên IP nội bộ được bảo vệ an toàn với thế giới bên ngoài. Đại lý proxy giao diện trực tiếp với tường lửa để xác định dữ liệu mạng có được phép đi qua tường lửa hay không.
Lưu ý: trên thực tế, ba tường lửa này có thể sử dụng kết hợp với nhau giúp tăng tính bảo mật cho máy tính và mạng nội bộ.
Tạm kết
Trên đây, Digitech jsc đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về tường lửa, tác dụng của tường lửa cũng như những loại tường lửa cơ bản.
Trong thế giới mạng hiện nay, tường lửa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Với hơn 10 năm trong lĩnh vực viễn thông, cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và những giải pháp bảo mật mạng, Digitechjsc tự hào là một trong những đối tác được đông đảo khách hàng yêu mến, tin tưởng.
Digitecg JSC cung cấp giải pháp cho hệ thống mạng
Hiện chúng tôi không chỉ phân phối các thiết bị bảo mật mạng còn tư vấn, thiết kế hệ thống mạng LAN, WAN, WIFI…tư vấn hệ thống máy chủ, hệ thối hội nghị, tích hợp hệ thống CNTT trong đó bao gồm cả các hệ thống bảo mật như thiết bị tường lửa firewall, thiết bị firewall cisco. Bằng sự chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng, Digitechjsc luôn tự tin mang đến cho khách hàng những giải pháp công nghệ tốt nhất, cùng những thiết bị công nghệ đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới như CISCO, JUNIPER, Palo Alto Networks, INTEL, APC… cùng bảo hành chính hãng và giá thành cạnh tranh.
Mọi thông tin cần tư vấn thêm về các thiết bị an ninh mạng cũng như lắp đặt hệ thống mạn, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Digitechjsc theo hotline 024 3776 5866 hoặc 024 3776 5859 để được tư vấn.